Ý kiến ủng hộ Thuế_cacbon

Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính sách thuế carbon trong tác phẩm Earth in the Balance. Điều này trở thành một trách nhiệm chính trị[cần dẫn nguồn] sau khi Đảng Cộng hòa cáo buộc Gore là "kẻ cuồng tín". Khi Gore tranh cử tổng thống vào năm 2000, một người chụp mũ thuế carbon của ông là "giải pháp kế hoạch hóa tập trung" và có ý đồ muốn quay trở về phương pháp Chính sách Mới (New Deal) giống như cha mình (Albert Gore, Sr.).[49]

Năm 2001, nhà khoa học môi trường Lester Brown, người sáng lập Viện Worldwatch và là chủ tịch của Viện Chính sách Trái Đất đã soạn thảo một kế hoạch chi tiết về chuyển đổi cơ cấu thuế, giúp cho mức thuế tổng không tăng lên, như sau:

Chính sách này có nội dung giảm thuế thu nhập và lấy phần giảm đó bù bằng thuế đánh lên các hoạt động có hại cho môi trường, ví dụ như việc phát thải cacbon và các chất thải độc hại, việc sử dụng nguyên liệu khoáng sản thô, việc sử dụng các thùng, chai chứa đồ uống không thể tái sử dụng, phát thải thủy ngân, sản sỉnh rác thải, sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng các sản phẩm dùng một lần rồi bỏ... những hành vi này cần phải bị hạn chế bởi biện pháp đánh thuế.
— Lester Brown, [50]

Brown sau đó bổ sung rằng, việc thay đổi cấu trúc đánh thuế như vật sẽ tạo ra một "thị trường trung thực", và một thị trường thể hiện sự thực về môi trường sẽ có tác dụng tái cơ cấu nền kinh tế.[51] Năm 2011 Brown dự đoán chi phí của việc thay đổi cơ cấu thuế như vậy, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ tân tiến và nguyên-nhiên liệu có thể tái phục hồi, sẽ giúp nâng cấp khái niệm về an ninh quốc gia.[52]

Cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Paul Volcker đề xuất rằng vào ngày 6 tháng 2 năm 2007 rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu đánh thuế lên, ví dụ như, dầu mỏ, thay vì ngồi chờ thị trường làm tăng giá dầu lên.[cần giải thích][53]

Nhà khí hậu học NASA James E. Hansen cũng tuyên bố ủng hộ thuế carbon.[54][55][56][57][58]

Ở Bắc Mỹ, tổ chức phi chính phủ Citizens Climate Lobby đang vận động để hợp pháp hóa thuế carbon, đặc biệt là một mô hình cấp tiến của kiểu đánh thuế "tiền phí và phân chia" (fee and dividend) trong đó số tiền thuế thu được sẽ được chia đều cho các công dân. Tổ chức này có viết 75 chương về Hoa Kỳ và Canada.[59]

Cựu Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Bob Inglis (Đảng Cộng hòa-bang Carolina Nam) đang giữ vị trí lãnh đạo của tổ chức Sáng kiến Năng lượng và Doanh nghiệp tại Đại học George Mason. Tổ chức này ủng hộ một mô hình bảo thủ cho việc hợp pháp hóa thuế carbon và các biện pháp bảo vệ môi trường.[60]

Một số doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng ủng hộ thuế carbon, ví dụ:

Monica Prasad, nhà xã hội học công tác tại Đại học Đông Bắc (Hoa Kỳ), từng viết về mô hình thuế carbon ở Đan Mạch trên tờ báo New York Times vào năm 2008.[64] Bà cho rằng mô hình này có thể là kiểu mẫu để áp dụng cho Hoa Kỳ, nhưng một phần quan trọng dẫn đến thành công của Đan Mạch trong việc giảm phát thải đó chính là việc trợ cấp cho các doanh nghiệp chịu sử dụng các phương pháp sản xuất và năng lượng sạch, an toàn cho môi trường.

Nhà kinh tế học Laura D'Andrea Tyson viết vào tháng 6 năm 2013 rằng, "vẻ đẹp" của thuế carbon chính là tính đơn giản dựa trên thị trường, vì nhiều nhà kinh tế học đã chỉ ra là giá cả là phương tiện hiệu quả nhất trong việc định hướng nhà sản xuất và người tiêu dùng. Việc phát thải carbon lâu nay gây ra thiệt hại cho môi trường Trái Đất nhưng chưa được định giá cho những thiệt hại mà nó gây ra, vì vậy thuế carbon sẽ giúp phản ánh phí tổn xã hội của phát thải carbon và đưa ra một thông điệp mạnh mẽ nhằm làm giảm hiện tượng này. Tyson cũng liệt kê một số nhà kinh tế học và chính trị gia nổi tiếng có quan điểm ủng hộ thuế carbon.[65]